[Edit - Hoàn] Chỉ Muốn Thích Em - Tuế Kiến - Chương 8
Ngày hôm sau là 30 Tết, Văn Tưởng ở nhà nghỉ ngơi, dậy sớm đi nghĩa trang Châu Sơn ở ngoại thành một chuyến. Sáng sớm vào mùa đông nên sương mù dày đặc, cây xanh che phủ khắp bốn phía nghĩa trang, tiếng gió rít gào.
Văn Tưởng đậu xe ở chân núi, mang theo bó hoa được mua trên đường rồi đi đến chỗ quản lý nghĩa trang để đăng ký thông tin.
Nhân viên công tác ở chỗ quản lý là một cụ già, có gặp Văn Tưởng mấy lần, trong lúc cô điền thông tin, dặn dò: “Nhiệt độ trong núi thấp, bây giờ lại là giao thừa nên cháu đừng ở trong đó lâu quá, viếng xong về nhà sớm một chút.”
Văn Tưởng khẽ gật đầu, “Cháu biết, làm phiền ông rồi ạ.”
Đăng ký thông tin xong, cô ôm bó hoa đi dọc theo bậc thềm felspat* rồi đi thẳng vào, cuối cùng dừng lại trước hai tấm bia mộ màu đen cuối bậc thềm.
(Felspat, còn gọi là tràng thạch hay đá bồ tát, là tên gọi của một nhóm khoáng vật tạo đá cấu thành nên 60% vỏ Trái Đất.)
Bên trên tấm bia bên phải có khắc ba – Văn Thanh Chi, mẹ – Tống Trí Lam, người lập bia là con gái Văn Tống, con rể Tưởng Viễn Sơn, cháu ngoại gái Văn Tưởng.
Bên phải mẹ – Văn Tống, người lập bia là con gái Văn Tưởng.
Văn Tưởng lần lượt đặt hoa trong lòng trước hai bia mộ, sau đó lấy khăn tay sạch sẽ trong túi ra, cẩn thận lau viền ảnh trên tấm bia mộ.
“Ông bà ngoại, mẹ, con đến thăm mọi người đây.” Văn Tưởng dừng lại một chút, thu tay lại, rủ mắt, “Một năm nữa lại trôi qua, con rất nhớ mọi người.”
Vì ba mẹ bận rộn công việc nên Văn Tưởng hồi còn nhỏ xem như một đứa trẻ do ông bà ngoại nuôi dưỡng. Ký ức trước năm bảy tuổi đều là hình ảnh Văn Thanh Chi dạy cô biết đọc biết chữ, là cảnh tượng Tống Trí Lam ôm cô dưới giàn nho chỉ cô đếm sao.
Mặc dù khi đó không có ba mẹ ở bên nhưng ngược lại cô không hề thiếu một chút yêu thương nào.
Dù hai ông bà cụ thương cô nhưng cũng không chiều hư, Văn Thanh Chi dạy cô ‘Mĩ không hề sơ, tiên khắc có chung*’ còn Tống Trí Lam lại dạy cô ‘Sinh đương phục quy thuận, tử đương diện mạo tư**.’
(*Hầu hết mọi thứ đều có bắt đầu nhưng không ít thứ có kết thúc.
** Nếu như may mắn còn sống nhất định sẽ quay về, nếu chẳng may qua đời sẽ luôn tưởng nhớ.)
Con cái nhà họ Văn bọn họ chưa bao giờ là hạng người hời hợt.
Sau đó, vào năm Văn Tưởng học lớp 9 ấy, Tống Trí Lam vì bệnh mà qua đời, Văn Thanh Chi vô cùng đau thương và nhớ nhung thành bệnh nên một năm sau cũng buông tay đi theo bà ngoại.
Sau đó Văn Tống chuyển phần lớn sản nghiệp Văn thị đến Bình Thành, nơi đó là nhà mẹ đẻ của Tống Trí Lam.